Truy cập nội dung luôn

Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Huyện Lạng Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị trí quan trọng là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với tỉnh Bắc Giang; ranh giới hành chính huyện: Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế; phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Tây giáp huyện Tân Yên. Diện tích tự nhiên là 24.401,91 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 75,58%, đất phi nông nghiệp chiếm 24%. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã và 2 thị trấn), trong đó thị trấn Vôi là trung tâm hành chính của huyện. Dân số toàn huyện là 207.408 người (Số liệu tính đến ngày 30/6/2019), trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 63,4%. Đảng bộ huyện có 44 tổ chức cơ sở đảng, với 8.233 đảng viên, trong đó có 29 đảng bộ (23 đảng bộ xã, thị trấn, 6 đảng bộ khối cơ quan), 15 chi bộ trực thuộc Huyện ủy; 416 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở (trong đó có 284 chi bộ thôn, khu phố).

Huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua: Quốc lộ 1A (Bắc Giang-Lạng Sơn), đường cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Kép - Hạ Long. Lạng Giang là 1 trong 4 huyện, thành phố của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm huyện cách không xa các khu công nghiệp, đô thị lớn của tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác.

2. Địa hình: Địa hình huyện Lạng Giang có cả đồi núi và đồng bằng có thể chia thành 3 dạng chính: Địa hình vùng cao, địa hình vùng thấp và dạng địa hình vùng đồng bằng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp phong phú đa dạng.

3. Tài nguyên: Huyện Lạng Giang có các loại tài nguyên đất, nguồn nước mặt, tài nguyên rừng. Với 4 nhóm đất khác nhau: Phù sa, xám bạc màu, thung lũng, đất đỏ vàng,...phù hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tận dụng nguồn nước mặt của sông Thương và ngòi Bừng, ngòi Quất Lâm chảy qua địa bàn và trên 2.130 ha mặt nước hồ, đập, ao nhỏ đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 2.265,32 ha rừng, trong đó diện tích rừng sản xuất 1.133 ha, rừng tái sinh tự nhiên 500 ha,... 

4. Văn hoá: Lạng Giang là huyện có truyền thống văn hoá phát triển lâu đời với 230 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau như: Đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ, nhà thờ,… Trong đó có 19 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 86 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tiêu biểu như: Cụm đình, chùa và cây Dã Hương nghìn năm tuổi (xã Tiên Lục); đình Phù Lão, đình Trừng Hà (xã Đào Mỹ); đình Am, nhà thờ và mộ Phạm Văn Liêu (xã Xuân Hương); chùa Thông, văn chỉ Bằng (xã Nghĩa Hòa); .... Lạng Giang vẫn duy trì được nhiều câu lạc bộ văn nghệ mang tính đặc trưng như: Hát Then (thôn Cần Cốc), hát Soọng Cô (thôn Cẩy) xã Hương Sơn; Quan họ ở thôn Phú Độ (xã Phi Mô), phố Vôi (thị trấn Vôi),...; câu lạc bộ chèo xã An Hà và thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm; câu lạc bộ Violon (làng Then), xã Thái Đào. Các lễ hội được cộng đồng dân cư bảo tồn và phát huy, tiêu biểu như lễ hội Bừng (xã Tân Thanh), lễ hội Tiên Lục (xã Tiên Lục),… thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương thăm quan.

5. Phát triển kinh tế: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2018 (theo giá cố định năm 2010) đạt 11.097,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng 17,4%, trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 4.870,8 tỷ đồng, tăng 20,3%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.348 tỷ đồng, tăng 6%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.878,3 tỷ đồng, tăng 21,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông lâm thuỷ sản 22,32%; công nghiệp - xây dựng 43,88%; dịch vụ 33,8%. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 7.500 tỷ đồng, đạt 180,7% kế hoạch. Trên địa bàn huyện có 07 cụm công nghiệp với 11.060 lao động, thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

BBT

 

Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Video Video

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,101
Tổng số trong ngày: 2,275
Tổng số trong tuần: 23,188
Tổng số trong tháng: 38,057
Tổng số trong năm: 565,085
Tổng số truy cập: 4,192,468